Ngày môi trường thế giới là gì?
Ngày môi trường thế giới tên tiếng anh là World Environment Day. Đây là ngày nhân dân trên toàn thế giới cùng tham gia các hoạt động khác nhau do UNEP tổ chức để bảo vệ môi trường và ‘chăm sóc’ cho Trái Đất của chúng ta.
Trong ngày này, mọi người sẽ nhận được thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc gồm các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Đây cũng là cơ hội để các tổ chức, chính phủ tham gia ký kết các hiệp ước về môi trường.
Các hoạt động mọi người có thể tham gia vào ngày này như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp, hoà nhạc xanh, thi viết, thi vẽ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, chiến dịch trồng cây xanh, tái chế rác thải…
Mục đích của Ngày môi trường thế giới là hướng toàn thế giới đến tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường.
Lịch sử ra đời Ngày môi trường thế giới
Tại Hội nghị về Con người & Môi trường tại thủ đô Stockholm ở Thuỵ Điển diễn ra từ ngày 5 – 6/6/1972, Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 5/6 kể từ năm 1972 là Ngày môi trường thế giới. Sự kiện này được giao cho UNEP có trụ sở tại Kenya tổ chức. Sau khi được phát động, đã có 143 quốc gia hưởng ứng và tham gia vào sự kiện này. Đây là kết qủa đầu tiên đánh dấu những nỗ lực của toàn thể nhân loại về việc giải quyết các vấn đề môi trường nóng bỏng lúc bấy giờ.
Mỗi năm, Liên Hợp Quốc sẽ lựa chọn 1 thành phố để tổ chức Ngày môi trường thế giới. Chính phủ và nước chủ nhà sẽ phối hợp với UNEP để cùng tổ chức sự kiện này. Chủ đề mỗi năm cũng không giống nhau. Các chủ đề, logo, khẩu hiệu sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng để làm trọng tâm cho các tài liệu tuyên truyền và các hoạt động cổ động trên toàn thế giới.
Để khuyến kích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường hơn, Liên Hợp Quốc còn phát động lễ trao giải thưởng Global 500 cho những người đóng góp nhiều nhất cho hoạt động bảo vệ môi trường. Giải thưởng này sẽ được tổ chức ngay tại thành phố được chọn làm lễ kỷ niệm. Sự kiện này được tổ chức từ năm 1987.
Ngày môi trường thế giới đã khiến các vấn đề môi trường trở nên nhân văn hơn. Đồng thời, trao quyền cho mọi người trở thành tác nhân tích cực của sự phát triển bền vững, bình đẳng. Ngoài ra còn nâng cao hiểu biết của mọi người, từ đó thay đổi hành vi của người dân.
Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2018
Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2018 là “Beat Plastic Pollution – Giải quyết ô nhiễm nhựa”. Sự kiện này được tổ chức tại New Delhi, Ấn Độ. Cái tên đã nói lên tất cả phải không các bạn. Với chủ đề này, Liên Hợp Quốc mong muốn ô nhiễm nhựa và nilon sẽ được giảm bớt.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, có khoảng 500 tỷ túi nhựa được tiêu thụ mỗi năm. Tuy nhiên, lượng rác thải nhựa lại không được xử lý đúng cách. Với nhịp độ này, đến năm 2050, sẽ có thêm 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất. Một trong số đó sẽ nằm trong lòng đại dương và tồn tại ở đó hàng thế kỷ. Điều này tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội, kinh tế và đặc biệt là có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của con người. Chính vì vậy rác thải nhựa đang trở thành thách thức lớn đối với xã hội.
Để hưởng ứng chủ đề này, Việt Nam đã phát động “Tháng hành động vì môi trường” tại Bình Định để hưởng ứng Ngày môi trường thế giới trên cả nước. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị triển khai nội dung và giải pháp quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai. Tăng cường triển khai các giải pháp quản lý, thu gom, xử lý chất thải để giảm thiểu rác thải nhựa trong môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, Bộ TN&MT đã tổ chức các chiến dịch cộng đồng như “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”; Ra quân làm vệ sinh môi trường; Thu gom xử lý chất thải, rác thải nhựa….
Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2017
Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2017 là “Kết nối Con người với Thiên nhiên – trong thành phố và trên đất liền, từ các cực đến xích đạo”. Sự kiện này được tổ chức tại Ottawa Canada.
Để hưởng ứng ngày này, Việt Nam đã tổ chức:
Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2016
Chủ đề Ngày môi trường thế giới năm 2016 là “Đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã”. Sự kiện được tổ chức tại Luanda, Angola. Theo UNEP, chủ đề này giúp truyền cảm hứng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường, giảm thiểu sự săn bắn, buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Việc săn bắn, buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã không chỉ làm kiệt quệ sự đa dạng sinh học mà còn đe doạ sự sống đối với các loài động vật.
Để hưởng ứng sự kiện này, Việt Nam cũng tổ chức Ngày môi trường với chủ đề “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta”. Tại lần ra quân lần này, Bộ TN&MT tiếp tục phát động “Tháng hành động vì môi trường”. Ngoài ta, Bộ còn triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW về vấn đề chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường. Đặc biệt còn có chiến lược về đa dạng sinh học đến năm 2020, ký công ước về đa dạng sinh học, công ước về buôn bán động vật hoang dã nguy cấp…
Ngoài ra, khen thưởng các cá nhân, doanh nghiệp có nhiều thành tích trong việc bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Năm |
Chủ đề |
Nơi tổ chức |
2018 |
Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon |
New Delhi, Ấn Độ |
2017 |
Kết nối Con người với Thiên nhiên – trong thành phố và trên đất liền, từ các cực đến xích đạo |
Ottawa, Canada |
2016 |
Đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã |
Luanda, Angola |
2015 |
7 tỷ giấc mơ – Một hành tinh – Sử dụng cẩn thận |
Rome, Ý |
2014 |
Hãy lên tiếng, cùng ngăn chặn nước biển dâng |
Bridgetown, Barbados |
2013 |
Hãy nghĩ kỹ trước khi sử dụng thực phẩm |
Ulaanbaatar, Mông Cổ |
2012 |
Kinh tế xanh: Bạn có ở trong đó? |
Rio de Janeiro, Brasil |
2011 |
Rừng: Thiên nhiên trong bạn |
New Delhi, Ấn Độ |
2010 |
Đa dạng loài. Một hành tinh. Một tương lai |
Pittsburgh, Mỹ |
2009 |
Hành tinh này cần bạn – Cùng chung tay chống lại biến đổi khí hậu |
Mexico City, México |
2008 |
Hướng tới nền kinh tế carbon thấp |
Wellington, New Zealand |
2007 |
Băng tan – Chủ đề nóng hiện nay? |
Troso, Na Uy |
2006 |
Sa mạc và sa mạc hoá |
Algiers, Algérie |
2005 |
Thành phố xanh – Giải pháp cho hành tinh của chúng ta! |
San Francisco, Mỹ |
2004 |
Biển và Đại dương: Sống hay chết? |
Barcelona, Tây Ban Nha |
2003 |
Nước – Hai tỷ người đang chết vì nó! |
Beirut, Liban |
2002 |
Cho Trái Đất một cơ hội |
Thâm Quyến, Trung Quốc |
2001 |
Kết nối cuộc sống toàn cầu |
Torino, Ý và La Habana, Cuba |
2000 |
Thiên niên kỷ môi trường – Đã đến lúc hành động |
Adelaide, Úc |
1999 |
Trái Đất của chúng ta – Tương lai của chúng ta – Hãy cứu nó! |
Tokyo, Nhật Bản |
1998 |
Vì sự sống trên Trái Đất – Bảo vệ môi trường biển |
Moskva, Nga |
1997 |
Vì sự sống trên Trái Đất |
Seoul, Hàn Quốc |
1996 |
Trái Đất của chúng ta, Môi trường sống của chúng ta, Nhà của chúng ta |
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ |
1995 |
Chúng ta là một cộng đồng hợp nhất vì môi trường toàn cầu |
Pretoria, Nam Phi |
1994 |
Một Trái Đất một gia đình |
London, Anh Quốc |
1993 |
Nghèo đói và môi trường – Phá vỡ vòng luẩn quẩn |
Bắc Kinh, Trung Quốc |
1992 |
Chỉ có một Trái Đất – Hãy chung tay chăm sóc |
Rio de Janeiro, Brasil |
1991 |
Biến đổi khí hậu |
Stockholm, Thuỵ Điển |
1990 |
Trẻ em và môi trường |
Mexico City, México |
1989 |
Nóng lên toàn cầu |
Brussels, Bỉ |
1988 |
Môi trường hàng đầu, phát triển bền vững |
Bangkok, Thái Lan |
1987 |
Môi trường và nơi trú ẩn: Hơn một mái nhà |
Nairobi, Kenya |
1986 |
Cây hoà bình |
Ontario, Canada |
1985 |
Tuổi trẻ: Dân số và môi trường |
Islamabad, Pakistan |
1984 |
Sa mạc hoá |
Rajshahi, Bangladesh |
1983 |
Quản lý và xử lý chất thải nguy hại: Mưa axit và năng lượng |
Sylhet, Bangladesh |
1982 |
10 năm sau Stockholm – Đổi mới mối quan tâm về môi trường) |
Dhaka, Bangladesh |
1981 |
Nước ngầm; hoá chất độc hại trong thức ăn của con người |
Sylhet, Bangladesh |
1980 |
Thách thức mởi cho kỷ nguyên mới: Phát triển nhưng không phá huỷ |
Sylhet, Bangladesh |
1979 |
Vì tương lai con trẻ sau này – Phát triển nhưng không phá huỷ |
Sylhet, Bangladesh |
1978 |
Phát triển nhưng không phá huỷ |
Sylhet, Bangladesh |
1977 |
Tầng ozon, đất và ô nhiễm đất |
Sylhet, Bangladesh |
1976 |
Nước là tài nguyên quan trọng trong cuộc sống |
Ontario, Canada |
1975 |
Định cư |
Dhaka, Bangladesh |
1974 |
Chỉ có một Trái Đất |
Spokane, Mỹ |
Việt Nam tham gia Ngày môi trường thế giới từ năm nào?
Việt Nam tham gia Ngày môi trường thế giới từ năm 1982. Vào ngày này hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan để phát động lễ kỷ niệm.
Các hoạt động mà Việt Nam tổ chức có thể kể đến như chiến dịch làm sạch môi trường làm việc, môi trường sống… Đồng thời, Việt Nam cũng thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước.
Qua tìm hiểu, lễ kỷ niệm ở Việt Nam thường có sự tham gia của tất cả các tầng lớp khác nhau từ Chính phủ, cơ quan, tổ chức quốc tế, Đại sứ quán đến sinh viên, học sinh và các tầng lớp xã hội khác.
Tác giả bài viết: Nguồn tham khảo: Wikipedia
Nguồn tin: litteritcostsyou.org